Chính sách “điểm huyệt” găm giữ ngoại tệ

Ngày 2/10, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 15 hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng với ngân hàng. Tỷ giá USD/VND hạ nhiệt nhanh, vì tác động cả hai chiều của chính sách mới.

Như bài viết trước trên VnEconomy, Thông tư 15 đã “đánh” vào tình trạng dồn lực cầu và găm giữ ngoại tệ. Đây là chính sách cấp bách sau những biến động vừa qua.

Tỷ giá đã giảm nhanh

Cụ thể, tháng 8 và 9, tỷ giá biến động mạnh, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ để thanh toán trong tương lai đã dồn mua trước và găm giữ, phòng ngừa rủi ro tỷ giá có thể tiếp tục tăng lên.

Theo đó, lẽ ra nhu cầu ngoại tệ trải ra trong tương lai, nhưng vì phản ứng trên lại dồn về cùng thời điểm và gây áp lực tỷ giá.

Thông tư 15 có hiệu lực ngay ngày 5/10, quy định: với các nhu cầu thanh toán ngoại tệ trong phạm vi hai ngày làm việc, ngân hàng được bán giao ngay; trường hợp nhu cầu thanh toán sau từ 3 ngày trở lên, ngân hàng chỉ được phép bán ngoại tệ kỳ hạn cho doanh nghiệp.

Như vậy, một mặt nhu cầu ngoại tệ trong tương lai được đẩy về tương lai, tránh dồn về cùng thời điểm hiện nay mà gây áp lực tỷ giá. Mặt khác, với cơ chế trong Thông tư 15, doanh nghiệp chuyển đổi vốn ngoại tệ cần thanh toán lúc này còn có lợi hơn, là tiền tươi thóc thật.

Ở cả hai mặt đó, Thông tư 15 dường như đã điểm trúng huyệt của một bộ phận lớn đang găm giữ ngoại tệ. Tỷ giá giảm nhanh trong những ngày đầu tiên thực hiện Thông tư 15 là một biểu hiện đáng chú ý.

Trong Thông tư 15, Ngân hàng Nhà nước đã quy định rõ giới hạn mức tỷ giá kỳ hạn tối đa, như một biện pháp kỹ thuật để bảo vệ doanh nghiệp, tạo điều kiện để có lợi và kích thích họ chuyển đổi.

Theo Vụ Chính sách Tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước), đối với khách hàng có nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ trong tương lai, thay vì găm giữ ngoại tệ và mất chi phí cơ hội lớn, họ có thể bảo hiểm rủi ro tỷ giá thông qua bán ngoại tệ lấy VND để gửi lấy lãi, rồi mua ngoại tệ kỳ hạn.

Như vậy, thu nhập của doanh nghiệp từ lãi VND không những có thể đủ bù đắp chi phí mua kỳ hạn mà còn có thể đem lại lợi nhuận cho mình.

Đảm bảo bằng tiền

Lấy ví dụ, doanh nghiệp có 1 triệu USD và sẽ phải thanh toán sau 1 tháng. Lãi suất VND hiện phổ biến 4,5%/năm, giả định tỷ giá giao ngay 22.475 VND/USD.

Nếu doanh nghiệp lựa chọn giữ USD trên tài khoản cho đến hạn thanh toán, doanh nghiệp sẽ mất chi phí cơ hội khoảng 84,3 triệu VND (tương đương mức lãi suất 4,5%/năm trên số tiền 1 triệu USD quy đổi ra VND).

Nếu doanh nghiệp bán 1 triệu USD lấy VND gửi lấy lãi và mua USD giao dịch kỳ hạn 1 tháng với điểm kỳ hạn 2 đồng/ngày, doanh nghiệp được hưởng lãi 24,3 triệu VND.

Cụ thể, doanh nghiệp được hưởng lãi tiền gửi VND là 84,3 triệu VND, chi phí mua kỳ hạn là 60 triệu VND, lợi nhuận có được là 24,3 triệu VND và đảm bảo có 1 triệu USD sau một tháng nữa để thanh toán.

Nếu doanh nghiệp chờ càng đến gần thời hạn thanh toán để mua ngoại tệ, chi phí mua kỳ hạn càng thấp (do số ngày giảm) và lợi nhuận của doanh nghiệp càng tăng.

Nếu đến thời hạn thanh toán mới mua giao ngay, lợi nhuận của doanh nghiệp có thể bảo toàn được mức 84,3 triệu VND đó, tương đương số lãi tiền gửi tiết kiệm. Dĩ nhiên, điều này phụ thuộc vào biến động tỷ giá sau một tháng nữa – điều mà Ngân hàng Nhà nước đang thể hiện quyết tâm giữ ổn định.

Trong ví dụ và tính toán trên, cam kết giữ ổn định tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước và niềm tin vào cam kết đó, với phản ứng găm giữ của nhu cầu thanh toán hiện nay, được tính toán bằng tiền.

Trong một tình huống khác, với những tính toán và so sánh trên, nếu tỷ giá đi xuống như vừa thể hiện hai ngày đầu tuần này, triển vọng sinh lời của các doanh nghiệp đã quyết định chuyển đổi so với găm giữ hiện nay sẽ càng lớn hơn.

Dĩ nhiên, những tính toán trên chỉ tham khảo tương đối, với doanh nghiệp đang găm giữ ngoại tệ với lãi suất 0% để thanh toán trong tương lai, tương lai “những tháng cuối năm 2015 và đầu 2016” mà Ngân hàng Nhà nước đã hai lần khẳng định giữ ổn định tỷ giá.

Còn với những quyết định găm giữ ngoại tệ không vì mục đích để phải thanh toán trong tương lai, mà theo đầu tư hoặc tích trữ tài sản, chi phí cơ hội và kỳ vọng tùy thuộc vào tính toán của họ.

Giá USD tự do và ngân hàng giảm từng giờ

Chỉ trong vòng buổi sáng 8/10, giá USD tự do và ngân hàng cùng đồng loạt “bốc hơi” trên 100 đồng. Giá vàng miếng cũng giảm do chịu sức ép từ tỷ giá USD/VND.

Cuối giờ sáng nay, giá USD tự do tại Hà Nội được một số điểm giao dịch báo ở mức 22.220 đồng (mua vào) và 22.300 đồng (bán ra).

So với thời điểm đầu giờ sáng, giá USD tự do hiện giảm 170 đồng ở chiều mua vào và giảm 110 đồng ở chiều bán ra.

Nếu như vào đầu ngày, các điểm giao dịch ngoại tệ tự do đặt giá mua USD cao hơn giá bán 20 đồng, thì khi giá giảm nhanh, chênh lệch mua-bán tăng lên 80 đồng.

Tại các ngân hàng thương mại, giá USD cũng được điều chỉnh giảm liên tục.

Lúc đầu giờ sáng, Vietcombank niêm yết giá USD ở mức 22.280 đồng (mua vào) và 22.360 đồng (bán ra). Đến cuối buổi sáng, giá USD niêm yết tại ngân hàng này còn 22.140 đồng và 22.240 đồng, tương ứng giá mua và bán.

Như vậy, chỉ trong buổi sáng nay, giá USD tại Vietcombank mất 140 đồng ở chiều mua vào và 120 đồng ở chiều bán ra.

Tuy nhiên, giá USD tại các ngân hàng thương mại có sự chênh lệch đáng kể. Trong khi Vietcombank đã giảm giá USD về gần ngưỡng 22.200 đồng ở chiều bán ra, Eximbank vẫn báo giá USD bán ra ở mức 22.300 đồng vào cuối buổi sáng, còn giá mua vào là 22.130 đồng.

Từ đầu tuần tới nay, giá USD tự do và ngân hàng ồ ạt lao dốc.

Nếu so với thời điểm sáng thứ Hai, giá USD tự do hiện giảm 270 đồng ở chiều mua vào và 210 đồng ở chiều bán ra. Giá USD ngân hàng Vietcombank cũng giảm 265 đồng ở chiều bán.

Trong đợt biến động tỷ giá hồi trung tuần tháng 8, có lúc giá USD tự do lên gần 22.300 đồng.

Như VnEconomy đã đưa trong bản tin trước, từ đầu tuần đến nay, thị trường chịu tác động trực tiếp từ Thông tư 15 về giao dịch ngoại tệ mà Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành và có hiệu lực từ ngày 5/10 – tác động lớn tới cả hai chiều cung và cầu ngoại tệ.

Ngoài ra, thông tin nói 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) dự kiến ký một cam kết không phá giá đồng nội tệ với mục tiêu giúp hàng hóa của nước mình có lợi thế hơn khi xuất khẩu cũng là một yếu tố đáng chú ý bên lề thị trường.

Do tác động trái chiều giữa một bên là việc giá vàng thế giới tăng, một bên là sức ép giảm từ tỷ giá USD/VND, giá vàng miếng trong nước từ đầu tuần tới nay lình xình dưới ngưỡng 34 triệu đồng/lượng.

Sáng nay, giá vàng SJC giảm gần 100.000 đồng/lượng so với cuối giờ chiều qua. Cuối giờ sáng, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 33,76 triệu đồng/lượng (mua vào) và 33,82 triệu đồng/lượng (bán ra).

Tại thị trường Tp.HCM cùng thời điểm trên, Công ty SJC báo giá vàng miếng cùng thương hiệu ở mức 33,64 triệu đồng/lượng và 33,86 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và bán.

Khám sức khỏe nhóm “Big 4” ngân hàng Việt Nam

“Sau gần bốn năm triển khai các giải pháp cơ cấu lại, thế và lực của các ngân hàng thương mại nhà nước đã từng bước được củng cố và cải thiện, bảo đảm thực hiện được vai trò trụ cột của hệ thống”, cơ quan thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra đánh giá mới nhất.

Cùng với khối ngân hàng thương mại cổ phần, những đánh giá trên được tập hợp trước thềm khép lại quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011-2015, để chuẩn bị bước sang một giai đoạn mới.

Xử lý nhanh nợ xấu

Trong gần bốn năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã lần lượt phê duyệt đề án cơ cấu lại của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank).

Theo cơ quan thanh tra giám sát, đến nay các ngân hàng này đang tích cực tiến hành tái cơ cấu theo đúng mục tiêu, định hướng và lộ trình đề ra.

Riêng trường hợp Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), từ năm 2013 đề án tái cơ cấu cũng đã được phê duyệt, song Ngân hàng Nhà nước yêu cầu xây dựng 8 phương án cơ cấu lại cụ thể đối với từng lĩnh vực, hiện đã phê duyệt 5/8 phương án.

Về tổng thể, sau gần bốn năm thực hiện tái cơ cấu, nhóm “Big 4” gồm Agribank, Vietcombank, VietinBank và BIDV đều đã xử lý nhanh nợ xấu, nâng cao năng lực tài chính và mở rộng quy mô hoạt động.

Cụ thể, đến thời điểm 8/2015, tỷ lệ nợ xấu của nhóm này là 2,09%, lần lượt giảm từ 2,28% tại thời điểm 12/2014, 2,75% tại 12/2013, 3,18% tại 12/2012 và 2,83% vào 12/2011.

Trong thời gian từ 2012 đến tháng 7/2015, các ngân hàng thương mại nhà nước đã xử lý được 183,3 nghìn tỷ đồng nợ xấu; trong đó, 7 tháng đầu năm 2015 xử lý được 39,74 nghìn tỷ đồng.

Tỷ lệ an toàn vốn của nhóm ngân hàng này duy trì ổn định ở mức cao hơn quy định: năm 2011 là 9,06%, năm 2012 đạt 10,28%, năm 2013 đạt 10.91%, năm 2014 đạt 9,40% và tháng 7/2015 đạt 9,60%.

Một trong những điểm đáng quan ngại ở khối ngân hàng thương mại nhà nước những năm trước là tỷ lệ cho vay so với huy động (LDR) luôn ở mức cao, tiềm ẩn rủi ro thanh khoản. Như tại tháng 12/2011, LDR của khối lên tới 110,01%.

Tuy nhiên, dữ liệu thống kê cho thấy, đến tháng 8/2015, quan ngại trên đã có phần dịu bớt khi LDR giảm xuống còn 97,32%, và tính đến 21/9/2015 chỉ còn 93,2%. Với diễn biến này, Ngân hàng Nhà nước dự tính sẽ hạ được LDR của khối xuống không quá 90% vào cuối năm 2015 như mục tiêu đặt ra tại đề án tái cơ cấu mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.

Về năng lực tài chính, sức mạnh của nhóm “Big 4” cũng liên tục tăng khá nhanh trong gần bốn năm qua.

Tổng quy mô vốn điều lệ đến cuối tháng 8/2015 đã đạt 135 nghìn tỷ đồng, tăng 0,58% so với 12/2014, tăng 5,38% so với 12/2013, tăng 21,0% so với 12/2012 và tăng 54,98% so với 12/2011; chiếm 30,03% tổng vốn điều lệ toàn hệ thống.

Quy mô tổng tài sản nhóm này đã chính thức vượt mốc 3 triệu tỷ đồng, đến tháng 8/2015 là 3.089,8 nghìn tỷ đồng, tăng 7,43% so với 12/2014, tăng 23,35% so với 12/2013, tăng 40,34% so với 12/2012 và 56,87% so với 12/2011.

Thị phần tài sản cũng tăng liên tục từ 39,44% cuối năm 2011 lên 42,9% cuối năm 2012, tiếp tục tăng lên 43,1% vào cuối năm 2013, tháng 12/2014 là 44,15% và tháng 8/2015 là 45,75% toàn hệ thống. Điểm này được cơ quan thanh tra giám sát nhấn mạnh ở việc nâng cao vai trò dẫn dắt và vị trí chi phối thị trường theo định hướng mà Ngân hàng Nhà nước xác định.

Hiệu quả kinh doanh cao hơn mức bình quân

Về kinh doanh, huy động vốn của nhóm “Big 4” tăng khá ổn định trong giai đoạn 2011-2015. Tốc độ tăng từng năm tương ứng là 12,64%, 23,96%, 15,72%, 16,65%, tháng 8/2015 tăng 11,84% so với năm 2014 (tăng 87,16% so với năm 2011). Khối này đang chiếm thị phần huy động vốn lớn nhất trong toàn hệ thống, đến tháng 8/2015 chiếm 45,94% (năm 2011 là 44,47%).

Tăng trưởng tín dụng cũng khá ổn định trong giai đoạn 2011-2015, tương ứng là 18,66%, 12,12%, 13,03%, 13,25%, tháng 8/2015 tăng 9,51% so với năm 2014 (tăng 57,17% so với 2011). Thị phần tín dụng nhóm “Big 4” vẫn tiếp tục chi phối trong hệ thống với tỷ trọng 50,35% tại thời điểm tháng 8/2015.

Trong giai đoạn 2011-2015, số liệu thống kê cho thấy, hiệu quả kinh doanh của khối ngân hàng thương mại nhà nước thường cao hơn so với mức bình quân toàn hệ thống.

Cụ thể, tỷ số sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của nhóm này qua các năm: tháng 12/2011: 0,92% (hệ thống là 1%); tháng 12/2012: 0,76% (hệ thống là 0,48%); tháng 12/2013: 0,65% (hệ thống là 0,50%); tháng 12/2014 : 0,59% (hệ thống là 0,57%) và tháng 6/2015: 0,32% (hệ thống là 0,32%).

Và tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) qua các năm: tháng 12/2011: 12,46% (hệ thống là 10,81%); tháng 12/2012: 11,37% (hệ thống là 3,97%); tháng 12/2013: 8,10% (hệ thống là 5,56%); tháng 12/2014: 8,20% (hệ thống là 6,43%) và tháng 6/2015: 4,53% (hệ thống là 3,54%).

VIMS 2015, sân chơi mới cho kẻ đến sau

Triển lãm Vietnam International Motor Show lần thứ nhất (VIMS 2015) diễn ra tại Hà Nội từ ngày 9-13/10 đang tạo được sức hút đáng kể không chỉ đối với khách thăm quan mà còn nhận được sự quan tâm chung của cả thị trường ôtô Việt Nam.

Đây là sự kiện lớn đầu tiên được tổ chức bởi nhóm các nhà nhập khẩu và phân phối ôtô chính hãng. Có lẽ đây cũng là điểm quan trọng tạo nên nét khác biệt so với các kỳ triển lãm khác, nhất là triển lãm Vietnam Motor Show (VMS) diễn ra thường niên và gần nhất sẽ là VMS 2015 dự kiến diễn ra tại Tp.HCM vào cuối tháng này.

Toàn bộ 9 thương hiệu ôtô cùng góp nguyên liệu chế biến bữa tiệc chung VIMS 2015 đều là các thương hiệu gia nhập thị trường Việt Nam muộn, kể cả 2 thương hiệu môtô phân khối lớn tham gia theo tư cách khách mời là BMW Motorrad và Ducatti.

Sớm nhất trong số này chỉ có BMW. Thương hiệu hạng sang đến từ nước Đức có mặt tại Việt Nam thông qua liên doanh VMC hồi cuối thập niên 1990, cùng giai đoạn ồ ạt thành lập các liên doanh ôtô. Tuy nhiên, sau đó BMW đã rút khỏi Việt Nam và chỉ trở lại qua kênh nhập khẩu chính hãng bởi nhà phân phối Euro Auto hồi năm 2007. Do đó, cũng có thể xem BMW vẫn là “kẻ đến sau”.

Một điểm đáng chú ý nữa, không chỉ là kẻ đến sau tại thị trường ôtô Việt Nam, nhóm các thương hiệu này cũng chỉ chiếm thị phần vào khoảng trên dưới 30%, tính cả các thương hiệu nhập khẩu khác chưa hoặc không tham gia VIMS.

Thực tế này có vẻ sẽ khiến không ít người cảm thấy chạnh lòng. Ngay khi đại diện một số thương hiệu nhập khẩu cho biết kế hoạch tổ chức triển lãm riêng, sự so sánh với triển lãm Vietnam Motor Show đã lập tức xuất hiện.

Mặc dù đã kéo cả thương hiệu BAIC đến từ Trung Quốc tham gia thì VIMS 2015 cũng mới chỉ hội tụ được 9 thương hiệu. Trong khi đó, dù đã thiếu vắng chính các thương hiệu nhập khẩu chủ lực như Audi, BMW, Porsche hay Renault… thì triển lãm VMS 2015 sắp diễn ra tại Tp.HCM vẫn có số thương hiệu tham gia cao gấp đôi.

Chưa kể, khi so sánh từng thương hiệu thì ngay với “tân binh” Lexus, tầm ảnh hưởng trên thị trường ôtô Việt Nam cũng rất đáng để kiêng nể. Còn lại, hầu hết các thương hiệu tham gia triển lãm VMS đều là các hãng xe có sản lượng bán hàng hằng năm lớn.

Tuy nhiên, không vì thế mà VIMS 2015 thiếu đi sức hấp dẫn. Có thể thấy rằng đa số các thương hiệu tham gia VIMS 2015 đều là các thương hiệu đến từ châu Âu và nằm ở phân khúc cao cấp.

Tại triển lãm lần này, từ Audi, BMW, Porsche đến Renault hay MINI… đều đem đến những mẫu xe đình đám nhất của mình. Nếu như Porsche gây ồn ào với siêu xe 911 GT3 RS thì Audi đem về mẫu SUV đầu tiên có khả năng đánh lái ở cả 4 bánh, nếu như BMW hấp dẫn với dòng 6 Series Gran Coupe mới thì Renault lại gây bất ngờ với bộ ba “tân binh” giá mềm…

Đối với người tiêu dùng, việc các nhà nhập khẩu tách ra tổ chức triển lãm riêng đồng nghĩa với việc tạo thêm cơ hội tiếp cận đến từng hơi thở nóng hổi của ngành công nghiệp ôtô thế giới qua những sản phẩm và công nghệ mới. Còn đối với các hãng xe, VIMS 2015 chính là cơ hội để khối doanh nghiệp này thể hiện bản sắc cũng như tiềm lực bản thân.

Và biết đâu đấy, như lời của một vị đại diện ban tổ chức tại lễ khai mạc, VIMS 2015 sẽ khởi đầu cho những chuẩn mực mới của triển lãm ôtô tại Việt Nam.

Thị trường căn hộ cao cấp sôi động

Đà khởi sắc của thị trường bất động sản vẫn tiếp tục lan rộng với nguồn cung căn hộ ngày càng đa dạng nhưng sức mua cũng duy trì ở mức cao.

Thị trường bước vào giai đoạn tăng trưởng

Thị trường dường đang tốt lên khi số lượng căn hộ mở bán mới và giao dịch thành công đều tăng trưởng mạnh. Nghiên cứu của công ty tư vấn CBRE cho thấy, các doanh nghiệp ngày càng tự tin rót vốn đầu tư và chào bán tới 9.000 căn hộ trong ba tháng qua.

Nguồn cung lớn nhưng sức hấp thụ cũng mạnh không kém. Dòng tiền của người mua nhà tiếp tục ào ạt chảy vào bất động sản. Ước tính có gần 7.000 căn hộ được giao dịch thành công trong quý vừa qua, nâng tổng số căn hộ tiêu thụ được từ đầu năm đến nay lên 15.200 căn.

Con số này đã vượt số lượng của cả năm ngoái và gần bằng đỉnh điểm của thị trường cách đây 6 năm. Những kết quả trên cho thấy thị trường bất động sản đang tăng trưởng mạnh trở lại.

Một điểm đặc biệt được các chuyên gia lưu ý là sự trỗi dậy của phân khúc cao cấp. Nếu căn hộ trung cấp và bình dân áp đảo mấy năm trước thì căn hộ cao cấp ngày càng thanh khoản tốt và chiếm tỷ lệ tăng dần trong tổng số căn hộ đã bán trong năm nay.

Giao dịch diễn ra sôi động tại hầu hết các dự án cao cấp mà điển hình là tổ hợp căn hộ cao cấp và tiện ích khép kín Imperia Garden. Chỉ trong vòng 2 tháng kể từ khi mở bán, dự án bán được hơn 90% số căn hộ của tòa nhà 29 tầng và 35 tầng.

Sức hút của dự án không thuyên giảm khi chủ đầu tư tiếp tục chào bán tòa tháp 27 tầng, với mỗi buổi mở bán đều đông khách hàng.

Ông Nguyễn Thọ Tuyển, Tổng giám đốc STDA – đơn vị phân phối dự án, tiết lộ, Imperia Garden là dự án bán chạy nhất trong hệ thống phân phối của công ty.

Căn hộ cao cấp tiện ích khép kín lên ngôi

Tại Imperia Garden, chủ đầu tư đang thực hiện chương trình “Ngày vàng tri ân”, tặng một đồng vàng trị giá ba chỉ vàng 9999 cho khách mua căn hộ từ ngày 3-10/10/2015. Trong thời gian diễn ra chương trình, tình hình bán hàng của dự án diễn ra sôi động.

Nhưng qua khảo sát, hầu hết khách hàng cho biết, họ vui khi được tặng vàng, nhưng đó không phải là yếu tố tiên quyết dẫn đến quyết định mua nhà. Trong số hàng chục dự án chào bán, họ vẫn chọn mua Imperia Garden, bởi nhận thấy dự án có những ưu thế về vị trí, tiện ích và giá bán.

Mua nhà trong những tổ hợp tiện ích khép kín cũng là xu hướng chủ đạo hiện nay. Theo ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ tịch Liên minh G5, không chỉ quan tâm về giá, vị trí và cơ sở pháp lý, khách hàng bây giờ rất chú trọng đến môi trường sống mà họ sẽ tận hưởng sau này. Vì thế, dự án nào càng tích hợp nhiều tiện ích khép kín càng được người mua nhà ưa chuộng.

Đồng tình với quan điểm này, ông Tuyển cho rằng, Imperia Garden đã thổi một luồng gió mới đến khu vực Trung Hòa – Nhân Chính, nơi có nhiều dự án nhà ở đi vào hoạt động nhưng phần lớn chỉ bán chỗ ở đơn thuần mà không chú ý nhiều đến các tiện ích, những giá trị mềm chỉ dành riêng cho cư dân.

Bù lại, Imperia Garden mang đến một môi trường sống mới với tiện ích từ mua hoa, đặt vé máy bay đến những dịch vụ hồ bơi trong nhà, phòng tập gym, để thiết kế hệ thống 79 tiện ích khép kín.Nhu cầu của cư dân, từ già đến trẻ, người độc thân đến gia đình nhiều thế hệ, đều được đáp ứng.

Các căn hộ tại Imperia Garden có giá từ 2,5 – 4 tỷ đồng nhưng với sự hợp tác của ngân hàng VPBank, khách hàng cần có khoảng 500 triệu là có thể đặt mua căn hộ 2 phòng ngủ, phần còn lại có thể vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi 6,9% trong năm đầu tiên hoặc 7,9% trong vòng 24 tháng.

Ngoài ra, chủ đầu tư còn chiết khấu tới 8,5% trực tiếp vào giá bán hoặc hưởng lãi suất vay ngân hàng 0% trong thời gian 17 tháng nếu khách hàng thanh toán sớm.

Cơ hội mua iPhone 6 giá giảm 50% cùng Muachung Plaza

iPhone 6s/6s Plus đang gây sốt trên thị trường công nghệ trong tháng 9 vừa qua, tuy nhiên người anh của dòng điện thoại này – iPhone 6 vẫn là lựa chọn rất đáng cân nhắc với những tính năng không hề thua kém và đặc biệt giá thành cực ưu đãi trong thời điểm “người em” chuẩn bị trình làng.

iPhone 6, 6 Plus và cả hàng xách tay đều đồng loạt giảm giá khi iPhone 6S vừa bước chân vào thị trường Việt Nam. Tại Hà Nội, nhà cung cấp hàng chính hãng FPT cũng đã điều chỉnh lại giá bán iPhone 6 cho các đại lý bán lẻ như Thegioididong, FPT Shop, Tech One… tới vài trăm thậm chí giảm tới hàng triệu đồng phụ thuộc vào màu sắc của máy.

Tuy nhiên ưu đãi nhất phải kể đến giá thành của những sản phẩm này trên thị trường thương mại điện tử mà trước hết là website thương mại điện tử mới ra mắt – Muachung Plaza.

Muachung Plaza chính thức mở bán từ ngày 22/9 đã thu hút sự quan tâm chú ý của hàng triệu tín đồ công nghệ khi liên tục đưa ra các chương trình khuyến mại liên tiếp hàng tuần.

Đợt khuyến mại mua iPhone 4s giá từ 1.999.000 đồng mới kết thúc ngày 4/10 hôm qua thì tới hôm nay, 5/10, Muachung Plaza tung ra thị trường 200 iPhone 6 chính hãng FPT giá siêu sốc, cụ thể là iPhone 6 16G giá chỉ còn 15.399.000 đồng (Giá thị trường 16.699.000 đồng), iPhone 6 64G giá chỉ còn 18.699.00 đồng (Giá thị trường 19.599.000 đồng), iPhone 6 128G có giá 20.199.000 đồng (Giá thị trường: 22.199.000 đồng) và các dòng iPhone 6 Plus giá cũng giảm so với thị trường từ 1-2 triệu đồng.

Đặc biệt trong đó, cứ 10 khách mua hàng Muachung Plaza sẽ thực hiện quay số để chọn ra một khách hàng may mắn được mua iPhone 6 với giá chỉ bằng một nửa so với giá khách đã mua.

Một lần nữa Muachung Plaza lại khẳng định vị thế cạnh tranh của mình khi tuyên bố hoàn tiền gấp 10 nếu phát hiện hàng không chính hãng FPT.

Được biết, Muachung Plaza – nơi khách mua hàng chất lượng, giá tốt là địa chỉ mua sắm online mới thuộc Muachung.vn – Công ty Cổ phần VCCorp.

– Khuyến mãi liên tục hàng tuần các dòng sản phẩm điện thoại, máy tính bảng, laptop giá tốt nhất, hàng chính hãng FPT giảm ít nhất 1 triệu đồng/sản phẩm.

– Tháng ra mắt, từ 22/09 – 22/10, tất cả các đơn hàng mua hàng trên Muachung Plaza thành công đều có cơ hội tham gia “quay số trúng thưởng” để giành cơ hội trở thành khách hàng may mắn sở hữu giải đặc biệt của chương trình là “Xe máy Suzuki UA 125T” có giá trị lên tới 30 triệu đồng”.

Blog chứng khoán: Dòng tiền bắt đầu sốt ruột?

Thị trường đã không điều chỉnh được sang phiên thứ 2 mà tăng vọt chứng tỏ tâm lý đang rất mạnh mẽ.

Thị trường ngày 8/10/2015:

Dòng tiền bên ngoài có vẻ sốt ruột hơn dự kiến, thị trường đã không có thêm một nhịp giảm rõ rệt nào mà chỉ có điều chỉnh ở cổ phiếu cụ thể. Blue-chips hôm nay rất mạnh mẽ.

Cầu mới đang vào trong các nhịp điều chỉnh và đó là lý do giá không thực sự điều chỉnh. Điều căn bản của điều chỉnh là trao đổi kỳ vọng chứ không nhất thiết phải là giá giảm. Nếu cầu đủ lớn để hấp thụ lượng hàng ngắn hạn thì điều chỉnh chỉ là dao động trong phiên hoặc điều chỉnh trên đường tăng.

Người chốt lời không bao giờ là thiệt cả vì họ có lợi nhuận. Điểm thiệt nếu có thì chỉ là thời gian. Sau phiên hôm nay, dễ dàng thống kê được số lớn cổ phiếu đạt mức giá cao hơn mức đỉnh của ngày 6/10, là phiên đột phá đầu tiên. Điều này có nghĩa là những người đã chốt lời đang nhìn thấy cổ phiếu của mình chạy xa hơn và không như kịch bản dự tính (là giảm).

Dòng tiền chốt sớm rốt cục sẽ bị lôi kéo trở lại thị trường ở một thời điểm nào đó vì cơ hội vẫn đang tiếp diễn. Đó là chưa kể sức ép cover của các giao dịch trading.

Thị trường đang chuyển động tích cực trên cơ sở dòng tiền mạnh. Các nhà kỹ thuật sẽ không tìm thấy lý do nào để do dự. Có thể quét toàn bộ thị trường để thấy rất nhiều các chỉ báo kỹ thuật đã phát tín hiệu mua, chẳng hạn MACD chỉ còn chưa tới 20% cổ phiếu chưa phát tín hiệu mua.

Việc không có nhịp điều chỉnh rõ ràng và thanh khoản tập trung ở mức cao, kết hợp với cầu đẩy mạnh xuất hiện (Vol khớp giá xanh tăng vọt trên toàn thị trường) phản ánh một sự hưng phấn và tự tin cao độ. Lượng vốn nằm trong thị trường ở vòng quay T+2 đang là 8.924 tỷ, mức kỷ lục từ khi thị trường chạm đáy cuối tháng 8. Vốn nội thuần T+2 khoảng 7.887 tỷ. Đó là những con số cụ thể xác nhận lượng vốn vào rất mạnh.

Chốt lại thị trường đang tìm được sự đồng thuận về xu hướng và con đường ít cản trở nhất là tăng. Sẽ vẫn xuất hiện lượng hàng lớn bán ra trong chiều giá đi lên và kỳ vọng sẽ liên tục được thay thế. Điều quan trọng là tiền chấp nhận vào lớn hơn lượng hàng rút ra.

Giao dịch:

Vào thêm VCB 45.9-46. Mở rộng danh mục.

Blog chứng khoán: Dòng tiền bắt đầu sốt ruột? 1
Danh mục theo dõi:

VCB:

Sau phiên giảm hôm qua, VCB có một nhịp chững lại sáng nay nhưng áp lực bán cực kỳ thấp, giá hoàn toàn trên tham chiếu. Lượng khớp từ 45.8 trở xuống chỉ hơn 75k, phần nhiều do các lệnh lớn hơn dư mua có sẵn ép xuống. Đây là dấu hiệu chứng tỏ lượng hàng ngắn hạn đã cạn đi đáng kể sau phiên xả hôm qua.

Hôm qua chờ đợi VCB có một nhịp chững lại với dao động hẹp để tạo nền. Nhưng điều đó diễn ra rất nhanh và VCB có quán tính tăng mạnh mẽ. Điều này xác nhận cuối phiên hôm qua cầu thoái lui hơn là thiếu cầu. Càng về cuối phiên hôm nay giá càng mạnh với nhịp cao nhất lên 47.1 trước khi bị ép xuống 46.7 nhưng không xuyên thủng được cầu ở đây. Đóng cửa giá được đẩy lên 46.9.

Nước ngoài là một yếu tố rất tích cực ở VCB, sáng đã mua 151k giá trung bình trên 46 một chút. Cả phiên mua 308k giá trung bình 46.3. Cầu ngoại đã nâng giá khá nhiều và chấp nhận mức cao. Tuy nhiên cầu này cũng chỉ chiếm 23% Vol mà thôi.

Vol hôm nay duy trì mức cao trên trung bình và là ngày thứ 3 liên tục đạt mức cao như vậy. VCB đã chống đỡ tốt các đợt xả ngắn hạn và thể hiện quán tính giá đáng chú ý. Điều này tạo xác suất cao là sẽ vượt được đỉnh ngắn hạn để tạo một Higher High, hình thành xu thế tăng chắc chắn.

Blog chứng khoán: Dòng tiền bắt đầu sốt ruột? 2

BVH:

BVH còn mạnh hơn VCB với mức Low ở 52 với giao dịch hơn 1k. BVH được đẩy quá nhanh lên vùng 3 giá cao nhất. Vol cũng rất cao cho thấy tiếp tục có lượng hàng lớn được thay đổi kỳ vọng.

Cách giao dịch không như dự kiến vì mạnh hơn dự kiến. Cầu mới đã quay lại ngay lúc mở cửa với mức chấp nhận giá rất cao chứ không buông để tạo thêm một nhịp giảm. Điều đó cho thấy kỳ vọng là rất mạnh.

Sức ép đẩy giá có từ sớm đã khiến nước ngoài phải chấp nhận giá cao. Phần lớn trong số 189k hôm nay là mua buổi chiều, mức trung bình 54, gần sát giá trần. BVH có dấu hiệu bị chốt lời ở giá trần, tranh chấp giá 54.5 nhiều lần về cuối phiên.

Lượng hàng T+3 ngày mai về tài khoản không đáng lo ngại vì không nhiều. BVH có thời gian tích lũy rất dài và lượng hàng giá thấp có lợi thế lớn cả về giá lẫn T+. Hai hôm nay lượng hàng này có chốt thì cũng đã chốt mới tạo nên Vol cao như vậy. BVH đang có kỳ vọng rất lớn.

Blog chứng khoán: Dòng tiền bắt đầu sốt ruột? 3

SSI:

Có vẻ nước ngoài giảm mua nên SSI lình xình hôm nay. Giá vận động trong biên độ rất hẹp và Vol nhỏ. Cách vận động giá này phù hợp với phiên tích lũy bình thường, không như BVH hay VCB.

SSI vẫn có cung cầu rất lớn nhưng giao dịch không quyết liệt nên khớp nhỏ. Giao dịch giá đỏ chỉ 15k, không đáng kể. Thậm chí tham chiếu 24.6 cũng chỉ 621k, khoảng 25% Vol, trong đó bán thẳng vào dư mua áp đảo nhưng không thủng.

Tóm lại SSI chưa có gì đặc biệt, vẫn chỉ là đang lình xình bình thường trong vùng dao động. Nước ngoài chỉ mua 323k giá trung bình 24.7.

Kinh nghiệm Hàn Quốc về giải quyết mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế

Kinh nghiệm Hàn Quốc để giải quyết các mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế

Các nước có thể chọn rất nhiều cách để giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội. Hàn Quốc đã lựa chọn mô hình phù hợp với logic giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng trong phân phối thu nhập. Nội dung chính của mô hình này được thể hiện rõ nét thông qua các chính sách can thiệp của chính phủ Hàn Quốc trong lĩnh vực phát triển kinh tế và xã hội nhằm tạo ra sự đồng bộ của hai lĩnh vực này.

Kinh nghiệm Brazil để giải quyết mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Các lý thuyết về tác động của sự bất bình đẳng thu nhập để tăng trưởng kinh tế
Yếu tố ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế
Khái niệm về tăng trưởng kinh tế
Các nghiên cứu quốc gia về bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Đầu tiên, chính sách khuyến khích phát triển nhanh chóng, thông qua việc lựa chọn mô hình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, Hàn Quốc đã có chính sách này nhấn mạnh đến vai trò của khu vực tư nhân và sự can thiệp của Nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế cần thiết.

Thứ hai, các chính sách đầu tư trong ngành, lĩnh vực của nền kinh tế để đảm bảo tăng trưởng nhưng không gây ra bất bình đẳng gia tăng. Hàn Quốc bắt đầu quá trình tăng trưởng nhanh chóng trong sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp sử dụng lao động (dệt may, may mặc, sản xuất, …). Cụ thể, trong năm 1960, sản lượng công nghiệp tăng 17% / năm, và xuất khẩu chủ yếu
sản xuất hàng hoá lớn lên đến 36% / năm trong giai đoạn 1967 đến 1972. Tuy nhiên, trong năm 1970 đã bắt đầu chi phí lao động tăng cao và mạnh cơ giới, dựa vào việc xuất khẩu các sản phẩm dựa trên lợi ích lao động đó là không còn phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hàn Quốc là cơ cấu lại các hoạt động kinh tế công nghiệp hóa chất và công nghiệp nặng đòi hỏi vốn lớn (hóa dầu, sắt thép, đóng tàu, ô tô, thiết bị điện …). Như vậy, cho đến cuối năm 1970, ngành công nghiệp hóa chất và công nghiệp nặng sản xuất khoảng một nửa xuất khẩu
Hàn Quốc.

Thứ ba, chính sách xã hội ngay từ đầu để giải quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo và công bằng xã hội. Điều này được phản ánh trong chính sách tái phân phối, chính sách trợ giúp xã hội, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải cho các vùng khó khăn …. Hàn Quốc. Hệ thống giáo dục đảm bảo người dân được nâng cao trình độ, mạng lưới y tế được tổ chức tốt, tất cả đều nhằm mục đích tạo điều kiện sống bình đẳng trong tất cả các vùng của đất nước.

Xem thêm: Kinh nghiệm của Brazil vào việc giải quyết các mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Sau khi kết thúc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) Hàn Quốc được biết đến như một trong những nước nghèo nhất trên thế giới với diện tích nhỏ, sự khan hiếm nguồn tài nguyên tự nhiên và dân số dày đặc. Trong thời gian phục hồi sau chiến tranh 1953-1961 Hàn Quốc đã tăng trưởng rất chậm so với các nước láng giềng. Nhưng từ đầu của kế hoạch 5 năm lần đầu tiên của Quân đội Hàn Quốc bắt đầu từ năm 1962, nền kinh tế Hàn Quốc bắt đầu hồi phục và phát triển, tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn này là 7,8% / năm. Trong năm 1970, mặc dù nền kinh tế thế giới suy giảm do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ, nhưng nền kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh hơn 8% / năm. Đến năm 1980, Hàn Quốc và các nước khác như Singapore, Hong Kong, Đài Loan, được biết đến như là “con rồng châu Á” và là một minh chứng cho sự thành công của các nước đang phát triển. Bước vào năm 1990, mặc dù phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính
Khu vực chính, nhưng nền kinh tế của Hàn Quốc vẫn là những bước tiến đáng ngạc nhiên trong tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh những thành tựu ấn tượng của tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc cũng đã được công nhận là một quốc gia với phân phối thu nhập là tương đối bằng nhau. Hệ số Gini của Hàn Quốc dao động trong khoảng 0,3. Nhìn một cách chi tiết, phân phối thu nhập bức tranh của Hàn Quốc có thể được chia thành bốn giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1 (1965-1975): phân phối thu nhập được cải thiện từ đầu của quá trình công nghiệp hóa là do giai đoạn này nền kinh tế và hỗ trợ việc làm định hướng xuất khẩu của chính phủ dẫn đầu trong ngành công nghiệp của khu vực công. Kết quả là thu nhập của người lao động tăng, góp phần phân phối thu nhập công bằng hơn. Cũng trong năm 1960, phong trào di cư từ nông thôn ra thành thị là thấp, sống khoảng cách tiêu chuẩn của 2 Aspect khu vực này là không rõ ràng.

Giai đoạn 2 (1975-1982): Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tăng lên. Lý do là lạm phát giai đoạn này tăng cao, từ 10% năm 1960 lên 20% vào năm 1970, bên cạnh đó thời gian này chính phủ đang ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng, và các công ty thường nhận được hỗ trợ lãi suất và chính sách tiền lương cứng nhắc cho người lao động có tay nghề cao nên có thực hiện sự bất bình đẳng ngày càng tăng.

Giai đoạn 3 (1986-1996): Khi lạm phát được kiểm soát, nhu cầu lao động có tay nghề cao là không còn cao như thời kỳ trước đó do các cơ cấu giáo dục để đáp ứng đầy đủ nhu cầu thị trường, Chính phủ không hỗ trợ công ty trong việc kinh doanh sản xuất nữa. Như vậy bình đẳng đã được cải thiện và hệ số Gini giảm đều đặn để chỉ 0,291 vào năm 1996.

Giai đoạn 4 (1997-nay): Ngày càng có nhiều hệ số GINI (0,351 vào năm 2005). Lý do là: thứ nhất, do chênh lệch thu nhập giữa người lao động với công ăn việc làm và thất nghiệp gia tăng, trong khi tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng trong tháng 2/2009, con số này là 3,9% cao nhất trong 4 năm qua). Sự tồn tại của phân biệt đối xử về mức lương giữa lao động có tay nghề và lao động phổ thông.

Điểm cuối cùng là bởi sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997, do đó, muốn nhận được gói cứu trợ của Quỹ Tiền tệ quốc tế Hàn Quốc có chính sách ưu tiên phát triển kinh tế hơn, đây cũng là lý do gây ra sự gia tăng bất bình đẳng. Tuy nhiên, mức tăng này ở mức chấp nhận được và Hàn Quốc vẫn được coi là một quốc gia với vốn chủ sở hữu cao trong phân phối thu nhập.

Kinh nghiệm Hàn Quốc về giải quyết mối quan hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế

Các đặc điểm của quá trình hội tụ kế toán quốc tế

Các đặc điểm của quá trình hội tụ kế toán quốc tế

Các đặc điểm của quá trình hội tụ kế toán quốc tế

Quá trình hội tụ kế toán quốc tế với các đặc điểm sau:

– Do sự gắn kết và phụ thuộc giữa các nền kinh tế và thị trường vốn trong nước đang gia tăng, sự phát triển của các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế chuyển từ mục tiêu để nhắm mục tiêu hòa hợp hội tụ. Đó là quá trình đi đến một chuẩn mực báo cáo tài chính chất lượng cao trên toàn thế giới áp dụng cho tất cả các nước trên thế giới mà không cần điều chỉnh.

Các khái niệm về hội tụ kế toán quốc tế | hội tụ kế toán quốc tế
Xu hướng tất yếu của sự hội tụ kế toán quốc tế
Quy trình và phương pháp hội tụ kế toán quốc tế của Pháp
Quy trình và phương pháp hội tụ kế toán quốc tế của Mỹ
Các lý thuyết cơ bản của sự hội tụ kế toán quốc tế
– Quá trình phát triển luôn luôn bị cản trở chủ yếu từ sự khác biệt giữa các quốc gia. Mỗi quốc gia có những đặc trưng riêng và kinh tế, pháp lý, văn hóa và chính trị. Báo cáo tài chính quốc tế tiêu chuẩn dựa trên các hệ thống kế toán của các nước Anglo-Saxon, mà làm cho nó khó khăn cho các nước khác áp dụng (Hưng & Subramanyam, 2004). Trường hợp Pháp và Trung Quốc là những ví dụ cụ thể. Các nước này phải tìm cách điều trị thích hợp giữa các yêu cầu của sự hội tụ kế toán quốc tế với chuẩn mực báo cáo tài chính và các yêu cầu quốc tế đảm bảo các hệ thống kế toán quốc gia phù hợp với đặc điểm của nó, đặc điểm đặc biệt là đối với các DNVVN và các doanh nghiệp không niêm yết. Ngay cả đối với các nước Anglo-Saxon như Mỹ, quá trình hội tụ vẫn đòi hỏi thời gian thích hợp để giải quyết những khác biệt trong các tiêu chuẩn nội dung cũng như các vấn đề về thể chế.

Xem thêm: xu hướng thiết yếu của sự hội tụ kế toán quốc tế
– Kết quả của quá trình phát triển không đồng đều giữa các quốc gia. Lý do là mỗi quốc gia đều có những điểm khác nhau xuất phát của hệ thống kế toán, nguồn lực sẵn có, chiến lược và những nỗ lực … để đạt được kết quả khác nhau. Chiến lược hội tụ EU công bố vào năm 2002 và sau mười năm, nhiều nước như Pháp tiếp tục tranh luận về cách thức hội tụ. Những nỗ lực của Trung Quốc không hoàn toàn trở thành hiện thực do các hoạt thiếu và nguồn nhân lực được đào tạo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. Ngay cả Hoa Kỳ, một quốc gia có một hệ thống các chuẩn mực kế toán gần gũi hơn với báo cáo tài chính quốc tế, quá trình hội tụ cũng đòi hỏi phải điều chỉnh chương trình đào tạo về kế toán (Sunder, 2009). Một cuộc khảo sát do công ty kiểm toán KPMG và Mỹ Kế toán Hiệp hội thực hiện năm 2008 cho thấy các chương trình đào tạo kế toán tại Hoa Kỳ đã không được đáp ứng kịp với sự hội tụ nhanh chóng với chuẩn mực báo cáo tài chính trên toàn quốc và các nỗ lực quốc tế nên cấp bách hơn (Munter & Reckers, 2009) .

– Để tận dụng lợi thế của quá trình hội tụ, mỗi quốc gia cần có sự chủ động và tầm nhìn trong việc lựa chọn chiến lược phù hợp cho sự hội tụ của đặc điểm quốc gia. Chiến lược hội tụ được lựa chọn từ các định hướng phát triển kinh tế, đặc điểm quốc gia và vị thế chính trị của đất nước cho IASB. Sự thành công không nhất thiết phải là một sự hội tụ đầy đủ các tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế, nhưng sự thành công của mình tại quốc gia đó có thể đạt được những lợi ích lớn nhất trong quá trình hội tụ hay không, khả năng huy động vốn trên thị trường quốc tế, việc công nhận là nền kinh tế thị trường trong đặt hàng để tạo thuận lợi cho xuất khẩu, giảm chi phí của các công ty và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc chuẩn bị, kiểm toán và giám sát thị trường … Các cổ phiếu khác với các quốc gia lớn nhất có thể tác động tích cực đến quá trình hội tụ, các quốc gia nhỏ bé châu Á được khảo sát thường tụ lựa chọn cách thức phù hợp trong đó một số nước hội tụ hoàn toàn, những người khác hội tụ tiệm cận và các nước còn lại một phần hội tụ.

Các đặc điểm của quá trình hội tụ kế toán quốc tế